Tầm quan trọng của hạng mục nhận diện với doanh nghiệp là điều không cần bàn cãi. Nhận diện chính là bộ mặt đại diện cho thương hiệu. Chỉn chu chuyên nghiệp hay độc đáo sáng tạo đều sẽ được thể hiện rõ qua các ấn phẩm nhận diện của một thương hiệu.
Nhiều người nghĩ rằng nhận diện thương hiệu là logo, nhưng đó là chưa đủ. Để thể hiện rõ hơn về hình ảnh bản sắc thương hiệu, câu chuyện kinh doanh, những sản phẩm dự án nổi bật,… thì một bộ nhận diện tương đối đầy đủ và hoàn thiện là rất cần thiết.
Cùng Cara tìm hiểu những hạng mục cần có trong một bộ nhận diện thương hiệu. Ta có thể cân nhắc lựa chọn những hạng mục cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh của mình để tối ưu chi phí và đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất.
MỤC LỤC
Toggle1. Nhận diện cốt lõi:
Đây là bộ nhận diện quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng triển khai. Đây là những yếu tố đầu tiên, đơn giản và dễ dàng nhất giúp khách hàng nhận biết và phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác. Nhận diện cốt lõi cần đáp ứng tiêu chí: Duy nhất, độc đáo, dễ gây ấn tượng. Hạng mục nhận diện cốt lõi bao gồm:
- Brand name: Tên gọi thương hiệu
- Slogan: Thông điệp ngắn gọn đại diện cho thương hiệu
- Logo: Hình ảnh biểu tượng đại diện cho thương hiệu
- Brand Guidelines: Bộ hướng dẫn, liệt kê chi tiết cách thiết kế và sử dụng các thành tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu
2. Nhận diện ấn phẩm văn phòng:
Được quy chuẩn cho các hoạt động mang tính chất văn phòng, thể hiện tính chuyên nghiệp và nâng tầm quy mô của doanh nghiệp. Ứng dụng trong các ấn phẩm lưu hành nội bộ của doanh nghiệp. Bộ nhận diện văn phòng sẽ bao gồm:
- Danh thiếp
- Tiêu đề thư
- Phong bì thư
- Hoá đơn
- File folder – tập tài liệu
- Đồng phục và thẻ nhân viên
3. Nhận diện văn phòng:
Văn phòng là nơi các thành viên trong doanh nghiệp làm việc, tiếp khách hàng đối tác. Một bộ nhận diện văn phòng nhất quán, đồng bộ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin, niềm tự hoà ở các thành viên, gây ấn tượng về sự chuyên nghiệp cà nghiêm túc với khách hàng đối tác. Hạng mục nhận diện văn phòng bao gồm:
- Backdrop quầy lễ tân
- Tranh trang trí văn phòng
- Nội thất văn phòng theo nhận diện thương hiệu
4. Nhận diện tại điểm bán:
Điểm bán là nơi nhận viên bán hàng đón tiếp và phục vụ khách hàng. Đây là nơi giúp chuyền tải hình ảnh và thông điệp của thương hiệu tới khách hàng một cách trực tiếp và gần gũi nhất. Vì vậy những ứng dụng trong hạng mục này cần phải đồng bộ với nhận diện cốt lõi đã nêu. Các yếu tố trong nhận diện tại điểm bán bao gồm:
- Biển hiệu cửa hàng
- Biển hiệu đại lý
- Poster – Banner – Standee
- POSM : Point of sales material : Các vận dụng khác hỗ trợ cho việc bán hàng
5. Nhận diện môi trường:
Môi trường ở đây là những không gian có sự tiếp xúc bằng mắt với khách hàng như bên ngoài doanh nghiệp, bên ngoài phòng ban, bên ngoài khu vực thi công các công trình doanh nghiệp. Hoặc xuất hiện trên đường phố thông qua các phương tiện xe vận chuyển hàng hoá, giao hàng,… Hạng mục này sẽ ứng dụng qua các ấn phẩm như:
- Biển hiệu công ty
- Biển hiệu phòng ban
- Biển hiệu chi nhánh
- Phương tiện vận tải
- Phương tiện thi công
6. Nhận diện sản phẩm:
Khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng không chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn đóng vai trò là một đại sứ thương hiệu truyền tải hình ảnh, thông tin và thông điệp của doanh nghiệp. Đây cũng là một hạng mục không thể thiếu trong hệ thống nhận diện diện thương hiệu. Chúng được thể hiện qua:
- Bao bì sản phẩm
- Nhãn mác
- Kiểu dáng sản phẩm
- Dấu hiệu nhận biết trên bao gói
7. Nhận diện trên internet:
Theo thống kê mỗi người dành hơn 6 tiếng truy cập internet mỗi ngày cho nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để được lọt tâm mắt của khách hàng trong quá trình truy cập website, lướt mạng xã hội. Những ứng dụng có thể truyền tải hình ảnh thương hiệu trong hạng mục nhận diện này bao gồm:
- Website công ty
- Landing page
- Các trang social: Facebook fanpage, instagram, youtube,…
- Banner chạy quảng cáo
- Email marketing
8. Nhận diện trên ấn phẩm Marketing:
Để nâng tầm tính chuyên nghiệp của thương hiệu không thể bỏ qua hạng mục này. Đây là những công cụ trong kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Phổ biến nhất có thể kể tới những hạng mục sau:
- Catalogue
- Profile công ty
- Brochure dự án
- Flyer: Tờ gấp
- Sales kit: Bộ tài liệu bán hàng
Trên đây là 8 hạng mục nhận diện thương hiệu gần như là đầy đủ cho một doanh nghiệp. Tất nhiên để đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất, ta nên đầu tư để có một bộ nhận diện hoàn thiện đầy đủ, đạt hiệu quả truyền thông cao nhất.
Với một số lĩnh vực đặc thù, ta có thể cân nhắc đầu tư tập trung vào một số hạng mục nhận diện nhất định để tối ưu nhưng vẫn đạt hiệu quả Marketing tốt nhất.
Đầu tư vào nhận diện cũng là một hành trình gắn liền với doanh nghiệp. Linh hoạt theo từng thời điểm, ta có thể lựa chọn tập trung vào các hạng mục phù hợp với giai đoạn phát triển của công ty, hoặc thay đổi để phù hợp với định hướng mới.
Cara Design là đơn vị tư vấn thiết kế chuyên nghiệp đã có hơn 6 năm có mặt trên thị trường, chúng tôi đã định hướng và triển khai thiết kế nhận diện cho nhiều thương hiệu lớn nhỏ trên toàn quốc. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu về nhận diện thương hiệu, giúp bạn sở hữu một bộ nhận diện thương hiệu mang tính thuyết phục và chuyên nghiệp.
Xem thêm các bài viết khác của Cara Design
————————————————-
Liên hệ với Cara để được tư vấn trực tiếp:
Blog:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@thietkecara
Instagram: https://www.instagram.com/caradesignvn/Zalo: https://zalo.me/4173896171213662463.